Khi sinh đôi, bạn phải tăng gấp đôi tình yêu, tăng gấp đôi sự quan tâm, chăm sóc cho 2 thiên thần nhỏ.
Cho dù bạn đang mang thai đôi hay đã là bà mẹ của trẻ sinh đôi thì không có gì là phóng đại nếu nói chăm sóc trẻ sinh đôi (hay nhiều hơn) là một thách thức.
Trên thực tế, những ông bố, bà mẹ của trẻ sinh đôi thường tranh cãi rằng nuôi trẻ sinh đôi dễ hơn nuôi 2 đứa trẻ ở 2 độ tuổi khác nhau. Bạn có thể đồng ý hoặc phản đối với thực tế đó, nhưng hãy đọc những thông tin sau bạn sẽ thấy được những đặc quyền khi nuôi dạy trẻ sinh đôi.
7 điều có thể bạn chưa biết về chăm sóc trẻ sinh đôi:
Khi sinh đôi, bạn phải tăng gấp đôi tình yêu. (Ảnh minh họa).
1. Trẻ sinh đôi cần cùng một thời gian biểu
Lúc đầu việc này nghe có vẻ khó khăn nhưng bạn phải cố gắng. Bạn càng sớm đưa trẻ sinh đôi vào khuôn khổ thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu trẻ có thời gian biểu khác nhau, bạn sẽ cần hơn 24 giờ mỗi ngày để chăm sóc chúng. Điều đó sẽ biến bạn thành một bà mẹ bận rộn, lúc nào cũng cáu gắt của 2 đứa trẻ nhặng xị.
Nếu trẻ xuất viện với thời gian ăn và ngủ sẵn có, hãy cố gắng giữ thời gian đó khi bạn về nhà. Điều đó có nghĩa là khi 1 trẻ thức dậy để ăn, hãy đánh thức trẻ còn lại và cho chúng ăn vào cùng một thời gian. Và khi đến giờ đi ngủ, hãy cùng dỗ 2 trẻ ngủ cùng 1 lúc.
Trẻ có thể không đi vào quỹ đạo ngay lập tức nhưng chúng sẽ học cách thích nghi.
2. Bú mẹ là điều có thể làm – cho trẻ sinh đôi ăn cùng một lúc
Sữa mẹ là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và tốt nhất đối với trẻ. Vì thế không nên lấy đi của trẻ nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và chất kháng thể hữu ích này. Cho dù bạn nghĩ thế nào thì việc cho trẻ sinh đôi bú mẹ là điều hoàn toàn có thể.
Bạn không thể cho trẻ sinh đôi bú mẹ cùng một lúc trong những ngày đầu tiên sau khi sinh. Trẻ cần phải thay nhau bú. Ngoài ra, nếu trẻ sinh đôi sinh non thì sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bú mẹ và đòi hỏi khoảng thời gian để làm quen với việc đó.
Không cần phải lo lắng vì việc cho trẻ sinh đôi bú mẹ là việc có thể làm; nhưng nó đòi hỏi việc thực hành và sự giúp đỡ. Để việc chăm sóc trẻ thoải mái hơn, hãy để xung quanh bạn thật nhiều gối chuyên dụng. Những chiếc gối này sẽ giúp bạn đỡ từng em bé khi cho bú mà không bị mỏi tay. Dùng một tay đỡ đầu bé, đặt lưng bé lên cẳng tay.
Cho trẻ sinh đôi bú mẹ cùng một lúc cần nhiều sự kiên nhẫn và phối hợp. Một số phụ nữ có thể không thích cảm giác này. Nếu bạn thấy bất tiện, bạn có thể cho một bé bú, vắt sữa ra một chiếc bình để chồng hoặc người thân cho bé còn lại bú bình mà vẫn được hưởng nguồn sữa mẹ.
3. Bạn không cần đồ dùng nào cũng mua 2 chiếc
Có con sinh đôi không có nghĩa là đồ dùng nào bạn cũng phải mua 2 chiếc. Hãy bắt đầu bằng phòng dành cho trẻ. Khi mới sinh, bạn không cần phải sắm tận 2 chiếc cũi. Trẻ sinh đôi mới sinh có thể ngủ trong cùng 1 chiếc cũi. Thực tế trẻ có thể ngủ ngon hơn khi có người khác ngủ cùng. Nhiều cha mẹ tách trẻ sinh đôi ra 2 chiếc cũi riêng ngay khi trẻ bắt đầu tập lẫy và va vào nhau; trong khi 1 số cặp vợ chồng vẫn để trẻ sinh đôi trong cùng 1 chiếc cũi cho tới khi trẻ sẵn sàng ngủ ở giường.
Ngoài ra, bạn có thể chỉ cần mua 1 chiếc bàn ăn hay 1 chiếc thảm trải cho trẻ chơi. Những đồ vật khác như ghế ngồi trên oto dành riêng cho trẻ, ghế ngồi ăn nên mua theo cặp.
Khi đi mua đồ cho trẻ sinh đôi, hãy dự trữ bỉm, tã lót (vì trẻ dùng rất nhiều), khăn tắm, khăn ăn và chăn.
Một trong những đặc quyền của việc chăm sóc trẻ sinh đôi đó là bạn dễ dàng tìm mua được hàng giảm giá, giúp bạn tiết kiệm được một khoản nho nhỏ trong việc chăm sóc trẻ.
4. Hy vọng trẻ sinh đôi chia sẻ mọi thứ – bao gồm mầm bệnh và ngôn ngữ
Sự gắn kết của trẻ sinh đôi rất đặc biệt – và hầu hết trẻ sinh đôi đều chia sẻ mọi thứ – bao gồm cả mầm bệnh mà chúng mắc phải.
Nếu 1 trong 2 đứa trẻ sinh đôi bị ốm, đứa trẻ còn lại cũng bị ốm theo, đặc biệt nếu trẻ sinh đôi cùng ở chung 1 cũi. Bạn có thể cân nhắc tách riêng trẻ nếu 1 trong 2 trẻ dễ bị lây bệnh.
Trong khi bạn không thể giảm thiểu hoàn toàn rủi ro, bạn có thể hạn chế đến mức tối đa khả năng ốm của trẻ.
Ngoài ra, trẻ sinh đôi có thể phát triển khi bắt chước lẫn nhau. Dễ dàng cho trẻ sinh đôi khi sử dụng cùng 1 từ vô nghĩa cho cùng 1 điều gì đó. Bạn nên sửa lại cho đúng khi điều đó xảy ra bằng cách nhắc lại cho trẻ từ có nghĩa đúng. Điều này giúp trẻ hòa nhập xã hội và dạy trẻ những kỹ năng ngôn ngữ thích hợp.
5. Trẻ sinh đôi có thể giống nhau nhưng thực chất là 2 cá thể khác nhau
Một điều quan trọng cần được hiểu về việc chăm sóc trẻ sinh đôi đó là chúng là những cá thể khác nhau. Cho dù trẻ sinh đôi nhà bạn giống hệt nhau thì bạn không nên so sánh chúng với nhau. Mỗi đứa trẻ có điểm mạnh và điểm yếu, có sở thích và sở ghét riêng. Bạn cần khuyến khích những khác biệt của trẻ sinh đôi để giảm đến mức tối thiểu sự cạnh tranh và so sánh.
Trẻ sinh đôi thường có tính cách trái ngược nhau; chúng yêu cầu những thứ khác nhau từ bố mẹ. Nuôi dạy trẻ sinh đôi cần rất nhiều “mánh khóe”. Là bố mẹ của trẻ sinh đôi, bạn có thể nhanh chóng học được cách thức xử lý và nuôi dưỡng trẻ.
6. Trẻ sinh đôi cùng nhau trải qua những giai đoạn phát triển quan trọng
Việc chăm sóc trẻ sinh đôi có thể dễ dàng hơn khi chăm sóc 2 đứa trẻ ở 2 độ tuổi khác nhau. Trẻ sinh đôi sẽ cùng trải qua những giai đoạn phát triển quan trọng trong 1 cùng một thời gian. Chúng sẽ cùng được tập cho ngồi bô cùng 1 thời điểm; tập đi cùng 1 thời điểm, tập nói cùng 1 thời điểm… Nuôi trẻ sinh đôi nghĩa là bạn sẽ cùng có một giờ tắm và một giờ đi ngủ.
Ngoài ra, trẻ sinh đôi còn là bạn thân của nhau. Chúng chơi cùng nhau. Chúng tự dậy nhau (ngay cả khi chúng không nhận ra điều đó). Và chúng tự chơi với nhau khi bạn không thể chơi cùng. Chúng có một sự ràng buộc đặc biệt – và thật thú vị khi được chứng kiến.
Và đây là một đặc quyền khác – trẻ sinh đôi hiếm khi cáu gắt cùng 1 lúc. Khi 1 đứa trẻ nổi giận, đứa trẻ còn lại vẫn bình tĩnh và có thái độ bình thường.
7. Mối ràng buộc có thể khó khăn hơn đối với trẻ sinh đôi
Không nên cảm thấy có lỗi chỉ bởi vì mối ràng buộc giữa bạn với trẻ sinh đôi không xảy ra ngay lập tức. Đó luôn là lời than phiền của bố mẹ những trẻ sinh đôi – họ có vấn đề trong việc thiết lập mối quan hệ với trẻ. Khi bạn có 2 con, bạn mất nhiều thời gian hơn để hiểu về từng đứa. Ngoài ra bạn có thể quá tải với những trách nhiệm của mình. Điều này khiến sự kết nối với trẻ sinh đôi trở nên khó khăn hơn.
Bạn không phải là một người mẹ tồi nếu không cảm thấy sự gắn kết tức thì với con mình. Đừng lo, những tháng sau đó, mọi việc sẽ khác. Tất cả những cảm giác đó rất bình thường. Chỉ cần kiên nhẫn với chính bản thân mình.
Theo Phunutoday