Đổ ô-xy già vào vết thương hở, dùng rượu để hạ sốt hay ngửa cổ ra sau để ngăn chảy máu cam… là một trong số những cách sơ cứu sai lầm mà nhiều người thường mắc phải.
Không rút mảnh vỡ ra
Khi bạn giẫm phải các mảnh vỡ từ dăm gỗ hay thủy tinh, kim loại cơ thể không tự động đẩy mảnh vỡ ra ngoài. Càng để lâu, mảnh vỡ dăm gỗ càng bị thấm ẩm từ cơ thể và khó lấy ra. Cách tốt nhất là dùng nhíp gắp các mảnh vỡ ra và sát trùng đúng cách đối với mảnh vỡ từ thủy tinh hay dăm gỗ lớn mắc sâu trong da.
Ngửa cổ ra sau để ngăn chảy máu cam
Làm như vậy, máu sẽ chảy ngược vào cuống họng gây khó chịu. Thay vào đó, hãy sơ cứu bằng cách thở bằng miệng và bịt đầu mũi trong 5-10 phút. Nếu máu không ngừng chảy thì ép mũi lại thêm 2 lần nữa. Lưu ý với người bị máu khó đông, nếu máu chảy không ngừng sau 10 phút thì phải đi khám bác sĩ để được chăm sóc y tế.
Xoa rượu để hạ sốt
Rất nhiều báo cáo cho thấy trẻ em bị hôn mê do độc tính từ rượu được dùng khi xoa người để hạ sốt. Rượu bốc hơi nhanh và khiến bạn cảm thấy như da mát hơn nhưng thực chất lại thấm vào da gây ngộ độc và rượu cũng không không làm giảm nhiệt từ bên trong nên có tác dụng như bạn nghĩ. Tốt nhất bạn nên nằm nghỉ ngơi, bổ sung nước cho cơ thể, uống ibuproben và acetaminophen để hạ sốt.
Đổ nước ô-xy già lên vết thương hở
Rất nhiều người có thói quen dùng ô-xy già đổ lên vết thương hở khi bị dao cắt phải hay do té ngã vì nghĩ rằng những bong bóng trắng nổi lên là vi khuẩn đang chết đi. Tuy nhiên, cùng với việc giết chết vi khuẩn, hydrogen peroxide còn phá vỡ tế bào, làm tổn thương các mô, giết chết các tế bào khỏe mạnh xung quanh vết thương, khiến vết thương khó lành và có thể gây sẹo. Nếu bị thương, tốt nhất bạn nên rửa vết thương bằng xà phòng và nước máy. Áp suất từ nước máy sẽ loại bỏ bụi bẩn còn xà phòng sẽ giúp tẩy trùng.
Bôi bơ vào vết bỏng
Bơ hay các loại dầu bôi trơn và thuốc mỡ chứa dầu phủ lên da, làm giảm khả năng thải nhiệt khiến vết bỏng càng bị nặng hơn. Cách tốt nhất là dùng nước lạnh rửa sạch vết bỏng trong 20 phút rồi giữ khô ráo. Sau đó dùng gạc vô trùng băng quanh chỗ bỏng để bảo vệ khỏi bị vi khuẩn làm nhiễm trùng.
Dùng tay lấy bụi khỏi mắt
Thói quen này chỉ khiến bụi càng dính sâu vào trong và làm rát vùng da quanh mắt. Ngoài ra, tay cũng là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn nên có thể vô tình đưa vi khuẩn vào mắt. Nếu bị bụi bay vào mắt, hãy rửa bằng nước sạch để khi thấy mắt đỡ cộm xốn. Trong trường hợp lỡ bị hóa chất, hãy nghiêng đầu qua một bên và rửa dưới vòi nước ít nhất 15 phút để tránh hóa chất chảy ngược vào trong. Sau đó, hãy đến ngay trạm y tế gần nhất để được chăm sóc y tế, tránh để lâu gây nguy hiểm.
Theo Phunutoday