Giúp bạn chiến đấu với ung thư nhưng tia xạ cũng khiến cơ thể bạn phải trả giá bằng những tai biến rất khó chịu.
Ảnh minh họa
1. Mệt mỏi
Dấu hiệu: Đôi khi, các khối u làm cho hệ miễn dịch tạo ra những chất gây mệt mỏi. Mệt mỏi có thể do thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu), suy dinh dưỡng, đau, những thuốc như corticoid, xạ trị, trầm cảm và stress gây ra.
Cách khắc phục:
– Không có cách điều trị đơn độc cho triệu chứng này nhưng nếu như có thể tìm ra được nguyên nhân thì nên điều trị nó. Chẳng hạn như mệt mỏi một phần được gây ra bởi tình trạng thiếu máu, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy khá hơn sau khi được truyền máu, hoặc được cho những loại thuốc kích thích cơ thể tạo ra nhiều hồng cầu hơn.
– Dùng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, truyền Albumin.
– Những bài tập thể dục từ nhẹ đến vừa kèm với giai đoạn nghỉ ngơi thường xuyên có thể là một phần trong chương trình làm giảm mệt mỏi.
2. Tổn thương da
Dấu hiệu: Trong vòng 2 tuần đầu điều trị, bạn có thể cảm thấy da đỏ nhẹ. Da có thể trở nên mềm và nhạy cảm. Triệu chứng khô da và lột da có thể xuất hiện trong 3, 4 tuần sau. Sau đó, da của bệnh nhân sau điều trị có thể trở nên tối hơn. Điều này là do tác dụng của phóng xạ trên các tế bào sản xuất sắc tố của da.
Cách khắc phục:
– Làm ẩm da bằng dầu lô hội, lanolin hoặc vitamin E.
– Một số mỹ phẩm có thể dùng tốt sau khi kết thúc điều trị nhưng lại làm tình trạng xấu đi nếu dùng trong khi điều trị.
– Tránh dùng nước hoa, chất khử mùi và thuốc bôi trên da có chứa cồn hoặc nước hoa.
-Tránh xa ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt.
3. Khô miệng, viêm họng
Dấu hiệu:
– Viêm miệng là một tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra khi xạ trị ở khu vực đầu và cổ.
– Khô miệng và mất vị giác có thể là do phóng xạ làm tổn thương các tuyến nước bọt và các nhú vị giác bên trong miệng.
Cách khắc phục:
– Giữ miệng sạch bằng đánh răng đúng cách.
– Nếu miệng bắt đầu đau, bệnh nhân sẽ được cho thuốc làm tê miệng hoặc làm giảm đau. Thuốc được uống trước bữa ăn để giúp ăn dễ hơn.
– Nếu bị miệng bị đau hoặc tấy làm khó ăn hoặc khó nuốt, có thể được cho ăn qua ống đặt trực tiếp vào dạ dày trong một khoảng thời gian để giúp bạn có đủ chất dinh dưỡng.
– Trước khi bắt đầu xạ trị, khám chuyên khoa răng hàm mặt để được kiểm tra toàn diện.
4. Ảnh hưởng chức năng não
Dấu hiệu:
– Xạ trị trên một phạm vi lớn trong não đôi khi có thể gây thay đổi chức năng não.
có thể dẫn đến mất trí nhớ, giảm ham muốn tình dục hoặc chịu đựng kém với khí hậu lạnh.
-Bệnh nhân cũng có thể gặp những triệu chứng như buồn nôn, loạng choạng, thay đổi thị giác.
– Đôi khi, một vùng rộng lớn gồm các tế bào chết, còn được gọi là hoại tử do phóng xạ, được hình thành tại vị trí xạ trị bên trong não vào khoảng từ vài tháng đến vài năm sau điều trị.
Cách khắc phục:
– Bác sĩ cần lập kế hoạch xạ trị đúng,trường chiếu đúng.
– Chống phù não nếu có biểu hiện tăng áp lực nội sọ.
– Theo dõi sát bệnh nhân sau khi xạ trị, phòng tai biến. Có kê hoạch tập phục hồi chức năng nếu tổn thương gây liệt, yếu chi.
5. Tiêu hóa khó
Dấu hiệu: Xạ trị ở ngực và bụng có thể gây phù nề và viêm thực quản, dạ dày hoặc ruột gây ra các triệu chứng như đau,buồn nôn ,nôn hoặc tiêu chảy.
Cách khắc phục:
– Nôn và buồn nôn cũng có thể điều trị được bằng thuốc. Nếu nặng, bệnh nhân có thể cần phải truyền dịch qua tĩnh mạch để tránh hoặc điều trị mất nước.
– Tiêu chảy có thể được điều trị bằng thuốc và tránh những thức ăn có gia vị, chiên, hoặc có độ xơ cao.
6. Giảm khả năng tình dục ở nữ
Dấu hiệu:
– Xạ trị ở vùng chậu có thể làm cho âm đạo bị nhạy cảm và viêm trong suốt vài tuần sau điều trị. Khi lành có thể để lại sẹo làm cản trở khả năng giãn của âm đạo.
– Niêm mạc âm đạo cũng sẽ mỏng hơn có thể gây chảy máu nhẹ sau khi quan hệ.
Một số bệnh nhân còn bị loét hoặc một điểm đau nhỏ ở âm đạo.
Cách khắc phục:
– Có thể ngăn ngừa được hiện tượng này bằng cách kéo dãn thành âm đạo vài lần mỗi tuần. Một trong những cách để thực hiện điều đó là quan hệ tình dục ít nhất 3 đến 4 lần mỗi tuần.
– Một lựa chọn khác là có thể dùng dụng cụ làm dãn âm đạo. Dụng cụ này là một que hay ốngbằng nhựa hoặc cao su được dùng để kéo dãn âm đạo ra. Chúng sẽ cho cảm giác như đặt một tampon lớn vào trong vòng vài phút. Ngay cả khi nếu bệnh nhân không thích thú trong chuyện tình dục, việc giữ cho âm đạo ở kích thước bình thường giúp cho bác sĩ có thể thăm khám được dễ dàng.
7. Nam giới có thể gặp rắc rối về rối loạn cương dương
Dấu hiệu:
– Xạ trị ở khung chậu có thể làm tổn thương các động mạch và dây thần kinh cung cấp cho dương vật và gây ra những vấn đề về cương. Liều xạ trị càng cao và vùng xạ trị ở khung chậu càng rộng thì bệnh nhân càng có nhiều khả năng gặp rắc rối về cương dương hơn.
– Khoảng 1/3 nam giới được xạ trị nhận thấy những thay đổi về khả năng cương của họ. Thay đổi thường xảy ra chậm sau 1 năm đầu hoặc sau quá trình điều trị.
Cách khắc phục:
– Nồng độ testosterone thường sẽ phục hồi trong vòng 6 tháng xạ trị. Nhưng nếu như bệnh nhân cảm thấy gặp rắc rối trong cương dương hoặc giảm ham muốn tình dục sau điều trị, các bác sĩ có thể quyết định cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem nồng độ testosterone có thấp hay không.
– Một số bệnh nhân sẽ được cung cấp testosterone để đưa nồng độ chất này trong cơ thể trở về bình thường. Đối với những bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến, liệu pháp thay thế testosterol có thể làm tăng tốc độ phát triển của các tế bào ung thư.
8. Ảnh hưởng tới phổi
Dấu hiệu:
– Khi xạ trị ở ngực, phổi có thể bị ảnh hưởng. Một thay đổi sớm có thể gặp là giảm lượng surfactant làm cho phổi không thể nở ra hết mức được gây thở ngắn hoặc ho.
– Một tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi xạ trị ở phổi là xơ hóa phổi (cứng hoặc
hóa sẹo) làm giảm khả năng giãn nở và thu nhận khí của phổi. Nếu một vùng lớn của phổi tiếp xúc với phóng xạ, những thay đổi này có thể gây thở ngắn và kém thích nghi với những hoạt động thể lực.
Cách khắc phục:
– Dùng corticoid nếu lớp surfactant bị ảnh hưởng.
– Vỗ rung, tập vật lý trị liệu nếu phổi bị xơ.
Theo Phunutoday