Hậu sản sau sinh

Thời kỳ từ 4- 6 tuần lễ sau khi sinh, gọi là hậu sản. Thời kỳ hậu sản, người phụ nữ thường gặp phải vấn đề về thể chất lẫn tinh thần.

Mặc dù người mẹ có thể vô cùng hạnh phúc khi có sinh ra một thiên thần nhưng lại rất dễ mắc phải chứng hậu sản, chính là sự suy sụp tinh thần sau sinh.

Chứng này thường xảy ra ở khoảng 15-20% các bà mẹ. Còn những bà mẹ cứ cố gắng chịu đựng thì sẽ cảm thấy rất cô đơn.

Triệu chứng:

Chứng bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sinh em bé. Sau khi sinh con, các mẹ thường rất mệt mỏi, cơ thể yếu đuối, cộng với việc suốt nhiều tháng trời chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường với đủ thứ việc vặt vãnh, không tên; nhất là khi em bé không khỏe mạnh, mẹ thiếu sữa…; người mẹ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương, tủi thân, buồn phiền với những chuyện mà trước kia các mẹ xem là chẳng có gì.

Nếu triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần, hoặc nếu có các triệu chứng dưới đây, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần để được giúp đỡ:

* Tinh thần suy sụp, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày.
* Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả.
* Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt sức.
* Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn.
* Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình.
* Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.

1244 Hậu sản sau sinh

Hậu sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sinh em bé. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân?

Có con là một niềm hạnh phúc lớn, nhưng đồng thời vấn đề sinh con cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một vai trò vất vả, đầy trách nhiệm và thường bị mất ngủ. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với các phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để giúp đỡ, nương tựa. Ngoài ra, vì điều kiện tài chánh, nhiều khi buộc cả hai vợ chồng đều phải đi làm mới đủ sống. Chứng suy sụp sau khi sinh không có nghĩa là bà mẹ là “người xấu” hay bị “trời phạt”.

Làm thế nào đây?

* Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh (ví dụ: dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm).
* Chuẩn bị việc sinh đẻ bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước khi sinh.
* Chuẩn bị tinh thần người chồng để chồng giúp vợ chăm sóc con.
* Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh con.
* Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần rồi, thì nên báo cho bác sĩ biết khi đi thăm thai.

Và quan trọng nhất là bạn phải tự biết “giải thoát” cho mình bằng cách: đừng ngại nhờ vả “anh ấy” giúp việc nhà; đừng cố cáng đáng một mình tất cả công việc để rồi lại khóc thầm một mình. Dù việc nuôi con rất bận rộn nhưng hãy cố gắng sắp xếp cho mình một khoảng thời gian riêng để làm những việc mình thích: chăm sóc da mặt, đọc sách, nghe nhạc, xem phim dù chỉ vài tiếng đồng hồ 1 tuần. Hãy chia sẻ “nỗi lòng” với ai đó sẽ giúp bạn xả stress rất nhiều.

Theo Eva

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *