Nhiều người bệnh đưa ra câu hỏi, có cách nào hạ được huyết áp mà không uống thuốc không?. Câu trả lời của các bác sĩ đưa ra là có.
Có nhiều nguyên nhân và nguy cơ dẫn tới tình trạng cao huyết áp. Tất cả những người bị cao huyết áp thường phải uống thuốc hạ huyết áp.
Thực tế, nhiều người bệnh đã thực hiện những thay đổi về lối sống, do đó có thể giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc hạ huyết áp.
Và dưới đây là 9 cách giảm giảm huyết áp một cách tự nhiên đăng tải trên tạp chí Health
1. Thể dục đều đặn
Chỉ cần luyện tập hoặc hoạt động thể chất đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày trong một tuần đã có thể giúp giảm huyết áp
. Bác sĩ Gerald Fletcher, chuyên gia tim mạch tại BV Mayo, Mỹ cho biết hoạt động thể chất đều đặn giúp giảm 3-5 điểm huyết áp và có thể giảm dần sự phụ thuộc vào các thuốc hạ huyết áp. Những môn thể thao như đi bộ nhanh, chạy bộ chậm, bơi hoặc đạp xe rất thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp luyện tập.
2. Ăn chuối
Phần lớn các muối khoáng đều có thể làm tăng huyết áp song kali lại có thể làm giảm ảnh hưởng bất lợi của Natri. Hầu hết bệnh nhân cao huyết áp đều thiếu khoáng chất kali.
Tăng tổng lượng hấp thụ kali lên 4700mg mỗi ngày có thể có lợi cho người bị cao huyết áp. Các nguồn thực phẩm chính cung cấp kali cho cơ thể là chuối, khoai tây nướng cả vỏ, nước cam, sữa chua tách kem.
3. Giảm lượng muối ăn
Với những người có huyết áp bình thường, hơi cao hoặc cao có thể giảm huyết áp bằng cách giảm lượng muối ăn hằng ngày. Nên hạn chế lượng muối ăn hấp thụ vào cơ thể hằng ngày ở mức 1500mg. Cách đơn giản để giảm lượng muối là tránh ăn những đồ chế biến sẵn vì loại đồ uống này chứa nhiều Natri.
4. Không hút thuốc lá
Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Chất nicotin khiến huyết áp tăng và gây ra tình trạng cao huyết áp mạn tính. Bỏ thuốc lá giúp giảm huyết áp và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
5. Giảm cân
Chỉ cần giảm một vài kg cân nặng cũng có tác động lớn đến huyết áp. Tình trạng thừa cân khiến tim phải làm việc nhiều hơn và gây ra cao huyết áp. Giảm cân cũng đồng nghĩa với giảm giảm tải cho trái tim.
6. Hạn chế rượu, bia
Để việc uống rượu mang lại lợi ích cho sức khỏe thì phụ nữ không nên uống nhiều hơn 1 ly rượu và nam giới không nên uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày. Uống quá nhiều rượu cũng có thể làm tăng huyết áp.
7. Giảm stress
Giảm stress có thể giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, mỗi người lại có cách của riêng mình để vượt qua stress. Thư giãn và kiểm soát stress là điều rất cần thiết cho bệnh nhân kiểm soát được huyết áp.
8. Thiền và yoga
Yoga là một biện pháp giúp giảm stress, do đó nó giúp giảm hiệu quả huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài ra, luyện yoga còn liên quan tới hệ thần kinh tự chủ, nhịp tim, tiêu hóa cũng như phần lớn các chức năng của những tạng khác trong cơ thể.
Thiền cũng là một trong những biện pháp giúp kiểm soát cách thở, tưởng tượng, do đó, tập thiền là một công cụ hiệu quả để đối phó với stress, qua đó giúp giảm huyết áp.
9. Giảm caffein
Cà phê mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nó cũng có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn kể cả là ở những không bị cao huyết áp.Do đó nếu bạn bị cao huyết áp thì chỉ nên uống 1-2 ly cà phê mỗi ngày.
Theo VnMedia