Thực đơn cho người sa dạ dày

Sa dạ dày thường gặp ở người suy nhược cơ thể và mất sức, cơ dạ dày giãn ra, dạ dày sa xuống, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa.    

Nguyên nhân gây sa dạ dày ngoài số ít do giãn dây chằng cố định bên trong nội tạng, phần nhiều do suy giảm chức năng dạ dày. Phần đông người sa dạ dày là do ngồi lâu, ít vận động; hoặc vận động mạnh, đi lại nhiều ngay sau bữa ăn cũng là nguyên nhân gây bệnh này. Người bệnh thường có triệu chứng như: đầy bụng, đau vùng bụng trên, tiêu hóa kém, kém ăn, táo bón… Một số người còn kèm theo triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất sức, rối loạn thần kinh thực vật (dẫn đến ra mồ hôi tay chân).

187 Thực đơn cho người sa dạ dày

Ăn uống ở người sa dạ dày

Người sa dạ dày có thể tham khảo thực đơn như sau:

– Dùng một ít củ sen tươi, gạo nếp, đường trắng lượng vừa. Nấu gạo nếp với củ sen cho chín mềm, rồi gia thêm đường vừa dùng. Dùng tùy lúc, có tác dụng dưỡng vị.

– Bao tử bò 200gr, vị thuốc chỉ xác (sao) 10-20gr, sa nhân 2gr. Cách làm: Bao tử bò sau khi rửa sạch cắt sợi, cùng chỉ xác và sa nhân cho vào nồi đất dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu đến chín, nêm nếm gia vị. Tác dụng dưỡng vị.

– Bao tử heo 1 cái, vị thuốc hoàng kỳ 200gr, trần bì (vỏ quýt) 30gr. Cách làm: Bao tử heo rửa sạch cắt sợi, sau đó cùng cho hoàng kỳ và vỏ quýt, thêm nước lượng vừa để nấu cho đến khi chín nhừ thì tắt lửa. Chia 2 lần dùng hết trong ngày, có tác dụng dưỡng vị.

– Vị thuốc sơn tra 15gr, chỉ xác 15gr. Sơn tra sau khi rửa sạch cùng chỉ xác cho vào nồi nấu, sau khi sôi hạ lửa nhỏ nấu tiếp sau đó bỏ bã lấy nước. Cách dùng: mỗi ngày 1 chén, chia 2 lần dùng. Tác dụng dưỡng vị.

– Nhân sâm, sinh khương (gừng tươi), phục linh, trần bì (vỏ quýt) – mỗi thứ 3gr, vị thuốc thương truật 9gr, chỉ thực 1,5gr. Tất cả nguyên liệu trên cùng cho vào nồi đất, dùng nước lượng vừa để nấu, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi, thì hạ lửa vừa tiếp tục nấu đến khi chín mềm. Chia làm 3 lần dùng trong ngày, có tác dụng dưỡng vị.

– 1 cái bao tử bò, 180gr vị thuốc đương quy, một ít rượu, gia vị. Cách làm: Bao tử bò rửa thật sạch, cắt thành lát nhỏ, cùng đương quy cho vào nồi đất, thêm nước lượng vừa, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi, thêm rượu, hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu cho đến khi canh đậm thịt nhừ, nêm nếm gia vị. Thích hợp cho người bệnh sa dạ dày có triệu chứng đau.

– 1 cái bao tử heo, vị thuốc hoàng kỳ 20-30gr, tiêu sọ chừng 15gr. Cách làm: Bao tử heo rửa sạch cắt lát, sau đó cùng hoàng kỳ, tiêu sọ cho vào nồi nước nấu chín, chia 2 hay 3 lần dùng trong ngày, có tác dụng dưỡng vị bổ khí.

– Gà tơ 1 con, can khương (gừng khô), công đinh hương, sa nhân (mỗi thứ 3gr). Gà tơ làm sạch. Can khương, công đinh hương, sa nhân cho vào túi vải buộc lại, rồi cho túi thuốc này và gà tơ vào nồi tiềm cách thủy, chia 2 lần ăn hết trong ngày, có tác dụng dưỡng vị ích khí

– Gà mái tơ 1 con, vị thuốc chích hoàng kỳ 100gr, gừng, hành, rượu trắng, tiêu lượng vừa. Gà mái rửa sạch bỏ nội tạng và đầu móng, đưa hoàng kỳ nhét vào bụng gà, dùng chỉ khâu lại, cho vào chiếc thố, cho nước dùng, gừng, hành, rượu, gia vị, dùng lửa lớn chưng cách thủy trong 2 giờ, sau cùng rắc một ít bột tiêu. Có tác dụng trị sa dạ dày và triệu chứng đau dạ dày do lạnh.

Theo TNO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *