Theo Đông Y, lược vàng có tính mát nên có thể chữa được các bệnh về mắt, hen suyễn, viêm dạ dày – tá tràng… cực kỳ kiệu quả. Bên cạnh đó, khi sử dụng lược vàng còn có tác dụng tăng cường hấp thụ vitamin C, nâng cao thể trạng, đào thải độc tố….
Điều trị các bệnh hô hấp và bệnh khớp
– Dạng dầu
Cách 1: Dùng toàn bộ cây lược vàng ép ra dầu, bã đem phơi khô. Sau đó cho bã vào ngâm với dầu oliu, ủ trong vòng 3 tuần. Tiếp theo trộn hỗn hợp đó với dầu cây lược vàng, lọc qua vải mỏng, cất trong lọ thủy tinh, dùng dần.
Cách 2: Nấu lá lược vàng khô đã cắt nhỏ trong dầu thực vật ở nhiệt độ cao trong khoảng 8 tiếng. Sau đó lọc qua gạc mỏng, để vào chai thủy tinh, cất nơi thoáng mát.
– Dạng thuốc mỡ
Dùng cây lược vàng rửa sạch, cắt nhỏ và giã mịn. Trộn với vaselin với tỷ lệ 2:3 để tạo thành hỗn hợp thuốc mỡ. Sau đó, cho vào chai thủy tinh. Ngoài ra, có thể lấy dịch ép từ cây trộn với vaselin với tỷ lệ 1:3 cho vào lọ đậy kín, tránh ánh nắng.
Công dụng: Chữa các bệnh về khớp, đau mỏi toàn thân hoặc điều trị bệnh viêm khớp mãn tính, đau nhức xương ở người già…
Lưu ý: Dùng những cây lược vàng bánh tẻ, không nên non quá (có khoảng 9 – 10 đốt, dài khoảng 20cm), màu đậm…
Chữa đau dạ dày
– Dùng cùng với mật gấu: 50g lá lược vàng tươi, nghiền nát vắt lấy nước. Sau đó nhỏ 1 giọt mật gấu. Ăn 1 lần/ ngày trong vòng 1 tháng.
– Dùng với dấm ăn: 50g lá lược vàng tươi, giã nhỏ lấy nước cốt, nhỏ 5 giọt dấm ăn (lưu ý: dấm ăn làm từ chuối). Uống trong 5 ngày, nghỉ 5 ngày rồi lại uống tiếp 5 ngày, cứ thế trong 1 tháng.
Công dụng: Chữa đau dạ dày, các bệnh u lành tính, hạ đường huyết, khó tiêu, xơ gan cổ trường, viêm ống mật,… Ngoài ra, còn làm sáng mắt, trị chứng cảm mạo, phong hàn, bệnh bạch hầu, viêm họng…
Chữa sài đẹn, yếu sinh lý, mộng du
Cách dùng: Dùng 150g lá cây lược vàng tươi, ngâm với rượu trắng cùng với 50g lá cây bòng bong, để nơi mát, tránh nắng trong vòng 1 tháng. Sau đó uống hàng ngày, mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần khoảng 10ml (1 muỗng canh)
Trong thời gian uống thuốc cần kiêng: không ăn gôm, đu đủ, mít, cam, quýt, nhãn… Nên ăn các loại quả: mãng cầu, xiêm, canh mùng tơi, sữa chua, khổ qua, ổi, dâu tây…
Chữa đổ mồ hôi tay ở trẻ em, yếu thần kinh ở người lớn
Cách dùng: Dùng 2 lá lược vàng và 7 lá mồng tơi (nam) hoặc 9 lá mồng tơi (nữ) giã nhuyễn vắt lấy nước uống vào buổi tối sau khi ăn. Uống liên tục trong 5 – 10 ngày.
Công dụng: Có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh đổ mồ hôi ở người lớn và trẻ em, thần kinh yếu, đầy hơi, không tiêu hoặc viêm loét ngoài da.
Ngâm rượu
Cách dùng: Dùng 100g lá lược vàng tươi, dùng các đốt trên thân cây ngâm với 0,5 lít rượu trắng, để nơi thoáng mát.
Liều dùng: Mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn, mỗi lần uống lượng bằng một muỗng canh. Uống liên tục trong vòng 1 tháng.
Công dụng: Có tác dụng trị cảm mạo phong hàn, yếu sinh lý, hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, rối loạn tiền đình, cải thiện trí nhớ,…Bên cạnh đó, rượu ngâm lá lược vàng còn có thể trị sạn thận, sỏi mật, ăn không tiêu…
Bài thuốc chữa các bệnh béo phì, sài đẹn…
Cách dùng: Dùng 10gr rau ngổ cùng với 2 lá lược vàng tươi, giã nhuyễn, vắt lấy nước uống vào buổi sáng. Uống liên tục trong vòng 5 – 10 ngày.
Công dụng: Trị các bệnh phì đại tuyến tiền liệt, gan nhiễm mỡ, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, mất ngủ…Với bệnh gan nhiễm mỡ thì cần uống trong vòng 1 tháng. Trong khi dùng thuốc nên kiêng thịt bò, cua, mực…
Chữa các bệnh về tiêu hóa
Cách dùng: Dùng 10gr lá bạc hà và 2 lá lược vàng giã nhuyễn, uống vào buổi sáng trong vòng 5 – 10 ngày liên tục.
Hiệu quả: Chữa các bệnh đầy hơi, khó tiêu, các chứng suy nhược, mộng du, gặp ác mộng…Ngoài ra, trong Đông y, cây lược vàng còn có thể sử dụng để điều trị mẩn ngứa, ho lâu ngày, đau răng…
Đề phòng tác dụng phụ
Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của cây lược vàng thì việc sử dụng quá nhiều, sử dụng không đúng cách sẽ gây lên những hậu quả không mong muốn.
Uống nhiều lá cây lược vàng có thể gây tổn thương thanh quản, có những người bị dị ứng phát ban, làm suy giảm hệ miễn dịch. Chính vì thế, không nên lạm dụng và nên sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Theo Suckhoedoisong